Viêm bể thận cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Hoàng Hải

03-08-2024

goole news
16

Viêm bể thận cấp là bệnh lý cấp tính do vi khuẩn xâm nhập gây bệnh đường tiết niệu, có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên bệnh nhân cần điều trị sớm, phác đồ phù hợp, tránh tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh, diễn tiến nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Viêm bể thận cấp tính là gì?

Viêm bế thận cấp là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn cấp tính hay nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn, xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận xung quanh như bể thận, các đài thận, nhu mô thận và niệu quản.

Viêm bể thận cấp gây ra bởi các loại vi khuẩn

(Viêm bể thận cấp gây ra bởi các loại vi khuẩn)

Bệnh thường có những biểu hiện đột ngột kèm tình trạng toàn thân bị viêm, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm, bệnh thường được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, không cần nhập viện.

Viêm thận bể thận cấp tính được chia thành 2 dạng, viêm phức tạp và viêm không phức tạp. Cụ thể:

Viêm bể thận không phức tạp

Viêm bể thận cấp không phức tạp nếu tái phát nhiều lần, kéo dài không điều trị có thể tiến triển mạn tính. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng, tránh e ngại thăm khám đều được xử lý kịp thời.

Viêm bể thận phức tạp

Viêm bể thận phức tạp xuất hiện chủ yếu ở:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát
  • Bệnh nhân ghép thận
  • Người mắc bệnh lý hệ tiết niệu
  • Suy thận cấp hoặc suy giảm miễn dịch

Nhóm đối tượng này cần đặc biệt chú ý, theo dõi sức khỏe định kỳ.

Nguyên nhân bệnh viêm bể thận cấp

Viêm bể thận cấp là bệnh nhiễm trùng. Bắt đầu từ nhiễm trùng đường tiết niệu, dần xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo, sinh sôi và lây lan đến bàng quang. Những loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu cho con người là gram âm như Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Mirabilis và E.coli.

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn gram dương cũng có thể tấn công cơ thể như liên cầu, tụ cầu,... Tuy nhiên, tỷ lệ viêm thận bể cấp do vi khuẩn này rất hiếm gặp, ít khi xảy ra hơn so với gram âm.

Vi khuẩn gram dương là một trong những nguyên nhân gây bệnh

(Vi khuẩn gram dương là một trong những nguyên nhân gây bệnh)

Những yếu tố nguy cơ sau đây tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển gây bệnh:

  • Vừa phẫu thuật hệ tiết niệu.
  • Mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu dưới.
  • Đường tiết niệu bị tắc do có khối u ở thận, sỏi thận,...
  • Xuất hiện các ổ viêm trong cơ thể người bệnh như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm nhiễm phụ khoa,...
  • Quan hệ tình dục bừa bãi.

Triệu chứng viêm bể thận cấp

Bệnh viêm bể thận cấp là bệnh nhiễm trùng cấp tính, dấu hiệu thường xuất hiện tức thì 2 ngày sau khi vi khuẩn tấn công. Người bệnh có thể căn cứ vào các triệu chứng nhận biết sau đây:

  • Đau ở vùng lưng, bụng, bên hông hoặc bẹn.
  • Tiểu rát, tiểu đau, tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có mủ, đục, lẫn máu hoặc có mùi tanh.
  • Sốt cao trên 38,9 độ C.

Triệu chứng ban đầu của viêm bể thận cấp

(Triệu chứng ban đầu của viêm bể thận cấp)

Một số biểu hiện nghiêm trọng khác có thể kể đến như:

  • Đau vùng sườn lưng 1 hoặc cả 2 bên, đau dữ dội và cơn đau lan xuống bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài.
  • Cơ thể lạnh run, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa.
  • Sờ thấy thận to, ấn vào cảm giác đau nhói.

Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 20% người bệnh không xuất hiện các triệu chứng ở bàng quang hay sốt cao. Như vậy, tùy tình trạng và mức độ nghiêm trọng mà biểu hiện lâm sàng của người bệnh là khác nhau.

Biến chứng viêm bể thận cấp tính

Viêm bể thận cấp cần được xử trí kịp thời, phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bao gồm:

Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng vi khuẩn di chuyển trong máu, khiến toàn thân nhiễm trùng nặng, khiến cơ thể sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng của viêm bể thận dạng cấp tính

(Nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng của viêm bể thận dạng cấp tính)

Áp xe thận

Là hiện tượng các ổ mủ xuất hiện quanh thận do các mô mềm lân cận thận bị nhiễm trùng. Bệnh nhân khi này xuất hiện các sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát, đổ mồ hôi nhiều, đau bụng, tiểu đau, hạ huyết áp, tiểu ra máu, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.

Hoại tử nhú thận

Nhiễm trùng thận trở nặng, kéo dài có thể gây hoại tử từ các nhú thận, tiếp đến khiến một phần hoặc toàn bộ nhú thận bị hoại tử. Nhú thận là nơi mở của ống thận, giúp nước tiểu chảy vào niệu quản.

Nhiễm trùng thận nặng dẫn đến hoại tử toàn bộ nhú thận

(Nhiễm trùng thận nặng dẫn đến hoại tử toàn bộ nhú thận)

Trường hợp nhú thận bị chết, nhú thận sẽ bong ra và chảy theo nước tiểu khiến niệu đạo hoặc niệu quản tắc nghẽn. Người bệnh cần can thiệp y khoa sớm, tránh ứ mủ bể thận, diễn biến nặng.

Suy thận cấp

Suy thận cấp là biến chứng nguy hiểm của viêm bể thận cấp, phát hiện thông qua xét nghiệm máu, nồng độ ure, creatinin tăng cao, vô niệu hoặc thiếu niệu. Tình trạng còn làm tăng nguy cơ phù phổi cấp, tăng huyết áp cấp, nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm thận bể thận mạn hoặc suy thận mạn

Vấn đề nan giải của viêm thận bể thận cấp là kháng lại các kháng sinh, tái viêm thường xuyên. Người bệnh nếu không theo dõi, điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm thận bể thận mạn hoặc suy thận mạn, khiến quá trình chăm sóc hồi phục khó khăn hơn.

Viêm bể thận mạn hoặc suy thận mạn là một trong những biến chứng nghiêm trọng

(Viêm bể thận mạn hoặc suy thận mạn là một trong những biến chứng nghiêm trọng)

Kháng kháng sinh

Kháng kháng sinh do tính chất đa đề kháng của các vi trùng hoặc do sử dụng liều kháng sinh không phù hợp. Điển hình dùng thuốc không đủ liều, không đủ lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tái nhiễm.

Phương pháp chẩn đoán

Viêm bể thận cấp tuy có điều trị tại nhà nhưng vẫn cần được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên môn. Quy trình chẩn đoán, xét nghiệm về cơ bản tiến hành như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ chẩn đoán lâm sàng viêm thận bể cấp dựa vào các triệu chứng đột ngột sau:

  • Sốt cao, rét run, đau đầu, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn,... do nhiễm trùng.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu đục, tiểu ra mủ, tiểu lẫn máu do bàng quang cấp.
  • Đau hông lưng, mạng sườn nhiều, đau 1 bên nhiều hơn đau 2 bên, cảm nhận được khi sờ vào, đau quặn thận.

Thăm khám lâm sàng chẩn đoán viêm bể thận cấp bước đầu

(Thăm khám lâm sàng chẩn đoán viêm bể thận cấp bước đầu)

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để có thể đem lại kết quả chẩn đoán bệnh viêm bể thận cấp và tính trạng bệnh chính xác nhất thì bác sĩ sẽ áp dụng các cách chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: vì trong nước tiểu có protein niệu với <1g/24 giờ, có nhiều tế bào bạch cầu và hồng cầu và sự xuất hiện của tế bào mủ.
  • Kết quả xét nghiệm máu: sau khi xét nghiệm máu, các bệnh nhân mắc bệnh viêm thận cấp thường có chỉ số bạch cầu tăng cao, nhất là sự tăng cao của bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu kèm theo dấu hiệu của suy thận cấp hoặc viêm bể thận mạn thì chỉ số creatinin và ure của máu cũng tăng cao.
  • Cấy máu: phương pháp này giúp xác nhận vi khuẩn một cách chính xác gây ra bệnh viêm bể thận cấp. Đa số cách này thường chỉ định cho các người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, rét run thường thấy ở bệnh nhiễm khuẩn.
  • Cấy vi khuẩn niệu: phương này được sử dụng cho các người bệnh thường có triệu chứng phức tạp, cơn đau không rõ ràng nên bắt buộc phải xác định đúng loại vi khuẩn để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Siêu âm: siêu âm không chỉ để kiểm tra sự bất thường của cấu trúc mà còn có thể thấy được khối giảm mật độ cùng với âm dội bên trong đối với bệnh nhân viêm bể thận cấp tính. Các yếu tố gây ra căn bệnh này cũng được dễ dàng phát hiện như khối u, giãn niệu quản, sỏi thận,...

Ngoài ra, còn có một số cách chẩn đoán khác được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh này. Ví dụ như: chụp MRI, chụp CT, chụp bàng quang, chụp niệu đồ tĩnh mạch,...

(Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán thường được dùng cho bệnh nhân)

Điều trị viêm thận bể cấp

Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh 3 - 5 ngày tại nhà, không đạt hiệu quả mong muốn, xuất hiện các cơn rét run cần nhanh chóng được điều trị nội trú. Trường hợp nhẹ tiếp tục theo dõi ngoại trú, sử dụng thuốc kháng sinh ức chế vi khuẩn.

Nhìn chung, điều trị viêm thận bể cấp cần dựa vào bệnh tình để đưa phác đồ phù hợp và kịp thời. Bệnh nhân có thể tham khảo các hướng xử lý sau đây:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh với trường hợp triệu chứng nhẹ, kê đơn uống trong vòng 14 ngày. Các loại kháng sinh đường uống gồm:

  • Fluoroquinolones, Cotrimoxazole.
  • Aztréonam, Cephalosporines thế hệ 2 hoặc thế hệ 3.
  • Aminopénicillines: có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Acide clavulanique.
  • Aminoglycosides: có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với aminopénicillines.

Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh

(Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh)

Sau thời gian uống thuốc kháng sinh, nếu tình trạng lâm sàng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân vẫn còn sốt, bị mất nước, nước tiểu đục, đau,... gia đình cần nhanh chóng cấp cứu, chuyển điều trị nội trú.

Điều trị nội trú

Bệnh nhân được chuyển điều trị tại bệnh viện nếu triệu chứng nặng, hoặc nằm trong nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, tiền sử bệnh hoặc bệnh lý nền. Đặc biệt với thai phụ, chỉ định điều trị và chẩn đoán cần hết sức cẩn trọng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Phẫu thuật

Chỉ định can thiệp ngoại khoa đối với trường hợp tắc nghẽn thận, sốc nhiễm khuẩn, đây là 2 biến chứng nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ phẫu thuật cấp cứu đối với viêm bể thận cấp tương đối hiếm, song vẫn cần chú ý theo dõi và chăm sóc tích cực từ giai đoạn đầu.

Can thiệp ngoại khoa với viêm nhiễm bể thận thể cấp nặng

(Can thiệp ngoại khoa với viêm nhiễm bể thận thể cấp nặng)

Biện pháp phòng tránh viêm bể thận cấp tính

Viêm bể thận cấp tính là bệnh lý nguy hiểm, tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Quan tâm đến sức khỏe, chăm sóc và giữ gìn vệ cơ thể là bước đầu tiên phòng bệnh cho cả nam và nữ giới.

Một số lưu ý cần tuân thủ, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, tránh tạo đi
  • Điều kiện vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Nữ giới đặc biệt lưu ý trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, trung bình 2 - 2.5 lít nước, không nhịn tiểu.
  • Nghi ngờ triệu chứng cần nhanh chóng thăm khám, điều trị sớm phòng biến chứng nguy hiểm.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt từ giai đoạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.
  • Khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc bệnh lý nhiễm trùng tiềm ẩn.

Biện pháp phòng ngừa viêm bể thận cấp

(Biện pháp phòng ngừa viêm bể thận cấp)

Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín, quy tụ đội ngũ y tế chuyên môn trong khám chữa bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, đường tiêu hóa mà bệnh nhân có thể tham khảo. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được hỗ trợ, tiếp đón chu đáo.

Kết luận

Viêm bể thận cấp là bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm, cần được điều trị ngay từ những triệu chứng đầu tiên. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất dùng thuốc kháng sinh, phòng ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,447

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám