Thế nào là siêu âm dạ dày?
Siêu âm dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng các sóng âm tác động lên khu vực chứa dạ dày. Hình ảnh thể hiện cấu trúc, hình thái của dạ dày sẽ được thể hiện trên máy siêu âm. Theo đó, bác sĩ sẽ có nhiều thông tin hơn để kiểm tra chức năng dạ dày và phát hiện kịp thời những bất thường vùng bụng, đường tiêu hoá.
(Hình 1 - Hình ảnh siêu âm dạ dày)
Những dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn nên đi siêu âm dạ dày
Khi đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện thủ thuật này. Một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nếu thuộc 1 trong các nhóm sau:
- Nhóm 1 - Có vấn đề tiêu hoá cần đánh giá thêm: thường xuyên ợ chua, ợ hơi, bị trào ngược thức ăn; khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi; rối loạn tiêu hoá.
- Nhóm 2 - Nghi ngờ có dị vật trong dạ dày
- Nhóm 3 - Mắc bệnh dạ dày cấp tính: xuất huyết dạ dày, xung huyết tá tràng
- Nhóm 4 - Có triệu chứng bất thường: đau dạ dày cấp độ nặng, nôn ra máu,.. Nghi ngờ có khối u trong dạ dày, ung thư dạ dày
- Nhóm 5 - Dị tật bẩm sinh tại hệ tiêu hoá: sa dạ dày cấp tính,..
- Nhóm 6 - Nguy cơ cao mắc bệnh lý dạ dày, đã có tiền sử viêm teo hoặc phì đại dạ dày, loét tá tràng, polyp dạ dày, viêm thực quản...
(Hình 2 - Một số triệu chứng trên cơ thể báo hiệu tổn thương ở dạ dày)
Ngoài ra, trong thăm khám, nếu người bệnh không thể nội soi dạ dày cũng sẽ được chỉ định siêu âm thay thế.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dạ dày như người cao tuổi, gia đình có tiền sử bệnh dạ dày,... nên thực hiện thăm khám thường xuyên. Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau bụng bất thường, đau dữ dội rồi lại hết,... không rõ nguyên nhân thì cũng nên chủ động kiểm tra sức khoẻ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Lợi ích và nguy cơ của siêu âm đối với người bệnh
Về lợi ích, phương pháp siêu âm này có giá thành hợp lý, phù hợp cho nhiều đối tượng với điều kiện kinh tế khác nhau. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn nên không gây đau, không cần gây mê, không gây hại nên có thể thực hiện thường xuyên, nhiều lần với hầu hết người bệnh. Đồng thời, thủ thuật cũng cho kết quả nhanh, không phải chờ đợi lâu.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của kỹ thuật này là thường phải kết hợp thêm với nội soi dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn HP,... để cho ra kết quả giá trị hơn trong chẩn đoán.
Nguyên nhân là trên thực tế khi kiểm tra chức năng dạ dày, trên hình ảnh siêu âm khá khó quan sát, không thể hiện chi tiết mức độ tổn thương do viêm loét. Hơn nữa, bác sĩ cũng không thể không thể lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP nên kỹ thuật này chưa thực sự tối ưu.
(Hình 3 - Loét dạ dày được phát hiện qua siêu âm và nội soi dạ dày)
Siêu âm dạ dày phát hiện ra bệnh gì?
Theo Thống kê mới nhất của Hội khoa học Tiêu hoá Việt Nam, 70% dân số hiện nay có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nhiễm khuẩn HP. Trong đó vi khuẩn HP là lý do khiến 70% người Việt Nam mắc các bệnh dạ dày. Riêng về ung thư dạ dày, nhóm đối tượng dưới 40 tuổi chiếm 20 - 25%.
Bằng cách siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh dạ dày liên quan đến đường tiêu hoá như: đau dạ dày, viêm ruột thừa, khối u,... Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý rằng, đây là phương pháp tổng quát, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để hỗ trợ cho chẩn đoán về sau.
(Hình 4 - Loét dạ dày lành tính qua hình ảnh nội soi và siêu âm)
Nếu cần đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, siêu âm sẽ được chỉ định kết hợp với các phương pháp khác: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu,...
Siêu âm dạ dày có phát hiện đau dạ dày không?
Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày đây có thể là triệu chứng thể hiện những tổn thương ở phần bụng và dạ dày. Siêu âm dạ dày có thể được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp này.
Tuy nhiên để gia tăng hiệu quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm nội soi dạ dày để quan sát rõ niêm mạc, kiểm tra tình trạng viêm loét, có xuất hiện khối u không. Thông thường, xét nghiệm vi khuẩn HP cũng được chỉ định song song để bác sĩ có thêm thông tin hữu hiệu để phát hiện sớm các bệnh lý hơn.
Nhìn chung, để không loại trừ khả năng đau dạ dày báo hiệu những bệnh nguy hiểm thì nhiều xét nghiệm sẽ được thực hiện để cho ra kết luận chính xác nhất.
Siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không?
Siêu âm dạ dày giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên do nhược điểm của hình ảnh siêu âm không thể quan sát niêm mạc dạ dày nên nó chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán mà không có giá trị nhiều trong chữa trị. Khi đó, nội soi dạ dày kết hợp lấy dịch xét nghiệm sẽ được chỉ định ngay lập tức để hỗ trợ bác sĩ tìm ra phương hướng chữa bệnh phù hợp.
(Hình 5 - Trào ngược dạ dày được phát hiện qua ảnh siêu âm dạ dày)
Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
Rất khó để phát hiện ung thư dạ dày qua siêu âm dạ dày. Bởi dạ dày là tạng rỗng, hình ảnh từ sóng siêu âm không có độ sắc nét và chi tiết cao nên khó phát hiện những tổn thương nhỏ. Ở giai đoạn sớm, siêu âm gần như không thể hoặc vô cùng khó khăn để tìm thấy những dấu hiệu của khối u.
(Hình 6 - Các giai đoạn của ung thư dạ dày)
Mặc dù không phát hiện sớm nhưng siêu âm vẫn hỗ trợ kiểm tra những biến chứng do ung thư dạ dày gây nên như:
- Tìm thấy tổn thương ở dạ dày, khi khối u ở dạ dày là ác tính và có kích thước lớn. Đây cũng là gợi ý để bác sĩ tiến hành những xét nghiệm nội soi, sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày.
- Đánh giá nhanh các biến chứng của ung thư dạ dày: tắc ruột, bán tắc ruột,...
- Theo dõi có hay không vùng nghi ngờ thứ phát, phát hiện di căn xa với bệnh nhân ung thư dạ dày.
(Hình 7 - Ung thư dạ dày được quan sát qua siêu âm dạ dày)
Lưu ý những điều cần biết trước khi thực hiện
Siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn không?
Trước khi siêu âm, bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất từ 6 - 8 giờ. Bởi nếu thức ăn còn trong dạ dày có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm. Vì thế gợi ý bệnh nhân có thể chọn siêu âm vào sáng sớm để không phải chịu cảm giác quá đói. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước để hình ảnh siêu âm được thể hiện rõ ràng hơn.
Một số lưu ý khác mà nhân viên y tế có thể dặn dò người bệnh như hãy mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Cố gắng duy trì trạng thái bình tĩnh, không lo lắng quá mức khiến dạ dày co bóp, gây đau dạ dày trong quá trình kiểm tra.
Siêu âm dạ dày hết bao nhiêu tiền?
Chi phí cho kỹ thuật này dao động từ 50.000 - 250.000 VNĐ/ lần. Lưu ý: Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tất nhiên, bệnh nhân có thể đem theo thẻ BHYT và thực hiện khám đúng theo quy định để được hỗ trợ một phần chi phí khi siêu âm.
Siêu âm dạ dày ở đâu?
Tại Hà Nội, chúng tôi gợi ý cho bạn kiểm tra dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn siêu âm bởi các lý do sau:
- Hệ thống máy móc hiện đại: Máy siêu âm Affiniti 30 đa đầu dò cho hình ảnh nhanh chóng, sắc nét, chính xác; máy nội soi Olympus CV 190 nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản giúp sàng lọc các bệnh ung thư đường tiêu hoá từ giai đoạn rất sớm,...
- Đội ngũ y bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Tiêu hoá vững chuyên môn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong siêu âm và phát hiện các bệnh lý dạ dày.
- Quy trình tinh gọn, thanh toán kết hợp bảo lãnh bảo hiểm, nhân viên bệnh viện chuyên nghiệp, nhiệt tình giúp quá trình thăm khám diễn ra thoải mái - tiết kiệm - an tâm.
(Hình 8 - Cận cảnh máy siêu âm Affiniti 30 sử dụng trong siêu âm tại Bệnh viện Phương Đông)
Có thể nói, siêu âm dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tổng quát giúp phát hiện những bất thường ở dạ dày. Tuy nhiên trong trường hợp đau dạ dày hay muốn được các chẩn đoán chính xác hơn, người bệnh nên trao đổi và phối hợp cùng các chỉ định khác theo yêu cầu của bác sĩ.
Để đặt lịch khám và siêu âm dạ dày, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!