Viêm bàng quang kẽ: Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Dương Minh Ngọc

28-10-2022

goole news
16

Viêm bàng quang kẽ là một bệnh lý liên quan tới bàng quang. Tình trạng này khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy đau buốt, phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, gây ảnh hưởng nhiều tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh này lại không phải do vi khuẩn gây ra, đa số tỷ lệ phụ nữ mắc sẽ cao hơn phái

Viêm bàng quang kẽ là gì?

Bệnh viêm bàng quang kẽ (hay viêm bàng quang mô kẽ) là một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang. Viêm nhiễm mô kẽ làm đau bàng quang và thỉnh thoảng còn có cảm giác đau ở vùng chậu.

Bàng quang của bạn là một cơ quan rỗng, đây là nơi lưu trữ nước tiểu. Bàng quang sẽ giãn nở cho đến khi đầy và báo hiệu cho não bộ rằng cơ thể muốn đi vệ sinh thông qua các dây thần kinh của vùng chậu. Vì vậy, đây là cơ chế thôi thúc cơ thể đi vệ sinh.

Đối với bệnh viêm bàng quang mô kẽ, các tín hiệu này sẽ bị đảo lộn. Bạn sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn và mỗi lần tiểu thì lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Thông thường cơn đau sẽ dao động từ khó chịu đến đau dữ dội.

Phụ nữ là đối tượng hay mắc viêm bàng quang mô kẽ và bị bệnh tác động đến chất lượng cuộc sống trong một thời gian dài. Đa số người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm da màu khác. Bệnh viêm bàng quang mô kẽ không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

Ngoài ra, các biến chứng của bệnh không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề đường tiết niệu mà còn bao gồm cả sức khỏe tâm thần. Vì vậy mà người bệnh cần quan tâm, chú ý đến cơ thể. 

Viêm bàng quang mô kẽ làm tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn so với bình thường

Viêm bàng quang mô kẽ làm tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn so với bình thường

Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác và cụ thể gây ra bệnh này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau gây ra căn bệnh này.

Khiếm khuyết ở lớp niêm mạc

Viêm bàng quang kẽ xuất hiện là do có sự khiếm khuyết ở lớp niêm mạc bảo vệ hay biểu mô của bàng quang và các chất độc hại có trong nước tiểu sẽ kích thích thành bàng quang thông qua sự rò rỉ trong lớp niêm mạc.

Chất kali

Dựa vào kết quả của các thí nghiệm, sinh lý của viêm bàng quang mô kẽ có liên quan đến chất nhầy bảo vệ bị suy giảm ở phần niệu quản và chất kali niệu cũng được xác nhận chính là tác nhân gây bệnh cho bàng quang. 

Vì kali niệu có thể tạo ra sự kích thích đến dây thần kinh cảm giác và làm tổn thương cơ trong của bàng quang. Chính vì thế mà người bệnh viêm bàng quang hoặc viêm bàng quang mô kẽ được yêu cầu hạn chế ăn các thực phẩm có chứa kali.

Chất kali niệu được coi là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang

Chất kali niệu được coi là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang

Một số nguyên nhân khác

Hơn nữa, một số yếu tố như di truyền, phản ứng tự miễn dịch, dị ứng hay nhiễm trùng cũng có thể góp phần gây nên căn bệnh này. Nhưng điều này chưa được nghiên cứu cụ thể, chắc chắn.

Ngoài ra, một số người nhầm lẫn viêm bàng quang mô kẽ với viêm bàng quang cấp tính. Đó là do triệu chứng của hai bệnh này tương đồng nhau. Nhưng nguyên nhân bệnh không phải là do vi khuẩn gây ra, nên các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Triệu chứng của viêm bàng quang kẽ

Người bị viêm bàng quang kẽ sẽ có những triệu chứng lâm sàng rõ ràng với những cơn đau tức ở các xương mu, vùng chậu, áp lực bàng quang và luôn trong tình trạng tiểu gấp. Tùy vào tình trạng, mức độ của bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà cơn đau cũng sẽ khác nhau. 

Hầu hết các triệu chứng sẽ không xuất hiện ngay từ đầu, nhưng chúng sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn do thành bàng quang liên tục bị tổn thương và không được chữa trị. Sau đây là các dấu hiệu viêm bàng quang mô kẽ hay gặp như:

Đau ở xương mu và vùng chậu

Nguyên nhân gây ra những cơn đau co thắt, cảm giác tức nặng ở xương mu, vùng chậu là do thành bàng quang bị viêm sưng. Cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân nhịn tiểu hay bàng quang đang đầy và giảm dần nếu bệnh nhân đã đi vệ sinh tiểu hết nước trong bàng quang. Hơn nữa, mỗi khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, châm chích hoặc đau. 

Nếu người bệnh quan hệ tình dục, gặp các vấn để về sức khỏe tâm thần như căng thẳng hay đang trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, thì cường độ của các cơn đau sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các cơn đau này sẽ chỉ bùng phát ở một số thời điểm nhất định và không kéo dài liên tiếp. Chính vì vậy, nếu người mắc bệnh muốn hạn chế hiệu quả các cơn đau trong đợt bùng phát, thì bạn hãy nắm rõ mức độ bệnh của bản thân và chuẩn bị các biện pháp.

 Đau ở vùng xương mu và vùng chậu chính là dấu hiệu thường gặp ở những người bị viêm bàng quang mô kẽ Đau ở vùng xương mu và vùng chậu chính là dấu hiệu thường gặp ở những người bị viêm bàng quang mô kẽ

Có cảm giác tiểu gấp

Tiểu gấp chính là một trong những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của bệnh viêm bàng quang kẽ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác cần phải đi tiểu ngay mỗi khi có nhu cầu. Hay bạn có thể hiểu rằng người bệnh không thể kiểm soát được phản xạ đi tiểu của bản thân. Đối với trẻ em hoặc những người lớn tuổi, tiểu gấp có thể dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ và tiểu són.

Nhu cầu đi tiểu cao hơn bình thường

Bệnh nhân sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường dù không hề uống nhiều nước nếu bị mắc viêm bàng quang mô kẽ. Mức độ đi tiểu trong một ngày của người bình thường thì khoảng từ 4 đến 7 lần một ngày, còn đối với người bị bệnh này thì có thể dao động từ 10 đến 20 lần một ngày. 

Ngoài ra, bệnh nhân viêm bàng quang mô kẽ còn cảm thấy căng tức ở bàng quang. Người mắc tình trạng sẽ thường xuyên có cảm giác bàng quang giống như đang chứa một lượng nước tiểu lớn và cần đi giải quyết ngay cho dù mới đi vệ sinh xong. 

Biến chứng gây ra bởi viêm bàng quang kẽ

Người mắc bệnh viêm bàng quang mô kẽ nếu không phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra các biến chứng. Các biến chứng này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng hoặc được coi là một căn bệnh nguy hiểm.

Nhưng tình trạng này sẽ gây ra những bất tiện không mong muốn trong cuộc sống hàng ngày và sức khỏe bị suy giảm dần. Dưới đây là các biến chứng của bệnh viêm bàng quang mô kẽ mà bạn cần chú ý:

Giảm chất lượng cuộc sống

Những cơn đau và tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày đã trở thành những tác nhân làm xáo trộn công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Bàng quang bị giảm dung tích

Bệnh viêm bàng quang mô kẽ sẽ làm thành của bàng quang trở nên cứng và dày hơn. Từ đó nó làm hạn chế số lượng nước có thể chứa trong bàng quang. 

Bất tiện trong quan hệ tình dục

Các cơn đau ở xương mu và vùng chậu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu quan hệ tình dục. Chính điều này đã khiến những người bệnh ngại quan hệ tình dục, hay thậm chí làm giảm nhu cầu, ham muốn quan hệ tình dục.

Những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tâm thần

Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy khó kiểm soát được cảm xúc, căng thẳng vì những cơn đau và bị mất ngủ do bệnh viêm quang mô kẽ chính là nguyên nhân. Thậm chí có một số người có nguy cơ bị bệnh trầm cảm nếu bị căng thẳng và tình trạng rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài.

Căng thẳng kéo dài do mắc viêm bàng quang mô kẽ   Căng thẳng kéo dài do mắc viêm bàng quang mô kẽ   

Phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang kẽ 

Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm bàng quang mô kẽ này bao gồm:

  • Triệu chứng của bệnh: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trình bày các triệu chứng bất thường và yêu cầu bạn ghi nhật ký bàng quang. Điều đó để so sánh giữa lượng nước uống cùng với lượng nước tiểu bạn đi.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu để kiểm tra có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
  • Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng một cái ống nhỏ có gắn camera đi qua vùng niệu đạo để khám lớp niêm mạc bàng quang. 
  • Khám phụ khoa: Trong lúc kiểm tra vùng chậu, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung và âm đạo để đánh giá các cơ quan bên trong vùng chậu. Ngoài ra bạn cũng sẽ được kiểm tra phần hậu môn và trực tràng.
  • Sinh thiết: Trong lúc thực hiện nội soi thì bạn sẽ được gây mê. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) ở bàng quang và niệu đạo để kiểm tra dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được áp dụng để kiểm tra ung thư bàng quang và các nguyên nhân hiếm gặp khác. 
  • Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu: Bác sĩ thu thập một mẫu nước tiểu để kiểm tra các tế bào và loại bỏ tế bào ung thư. 

Sinh thiết để kiểm tra ung thư bàng quang và các nguyên nhân gây bệnh khácSinh thiết để kiểm tra ung thư bàng quang và các nguyên nhân gây bệnh khác

Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ

Điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc tây

Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ bằng thuốc tây được sử dụng nhiều để cải thiện lớp bảo vệ bàng quang và giảm cơn đau cho bệnh nhân. Phụ thuộc vào mức độ cơn đau và triệu chứng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định một số loại thuốc phù hợp. 

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng điều trị viêm bàng quang mô kẽ gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng giúp làm giảm các cơn đau mỗi lần bùng phát.
  • Thuốc kháng Histamin được dùng để ức chế trực tiếp các thế bào bạch cầu ưa kiềm và ngăn ngừa các phân tử gây dị ứng. 
  • Pentosan Polysulfate Natri nhằm khôi phục lại lớp bảo vệ bàng quang.
  • Thuốc NSAIDs có tác dụng làm giảm cơn đau, nhưng bạn tuyệt đối phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều đó để tránh các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp được dùng để điều trị viêm bàng quang kẽThuốc kháng sinh là một trong những phương pháp được dùng để điều trị viêm bàng quang kẽ

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị viêm bàng quang mô kẽ bằng phương pháp ngoại khoa. Phương pháp này được áp dụng cho những người thường có cơn đau với cường độ lớn và cơ thể không đáp ứng được các phương pháp chữa trị khác. 

Sự thành công của cách này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bàng quang và thể trạng của người bị. Có một số trường hợp phẫu thuật xong vẫn còn xuất hiện triệu chứng bệnh và cũng có một số ca có sự cải thiện tích cực rõ ràng sau khi phẫu thuật. 

Các cách thức điều trị ngoại khoa đối với người bị viêm bàng quang mô kẽ bao gồm: 

  • Tạo hình của bàng quang.
  • Cắt bàng quang bán phần.
  • Chuyển dòng nước tiểu.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để giãn bàng quang.
  • Mở rộng thể tích bàng quang.

Một số biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang kẽ

Duy trì lối sống lành mạnh chính là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm soát bệnh (đối với người đã từng bị) và cải thiện sức khỏe. Những người đang trong quá trình điều trị viêm bàng quang mô kẽ có thể kết hợp với biện pháp này để tăng sự hiệu quả của điều trị.

Một số việc làm hàng ngày mà bạn cần chú ý để có thể phòng ngừa bệnh viêm bàng quang kẽ:

  • Không ăn quá nhiều thực phẩm có chứa kali như socola, cà chua và caffeine.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Tập các bài thể dục và các bài vật lí trị liệu dành riêng cho người viêm bàng quang mô kẽ.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc.

Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa kali như caffeine, chocolate,...Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa kali như caffeine, chocolate,...

Viêm bàng quang kẽ là một căn bệnh lý gây ra nhiều sự bất tiện cho những người mắc phải. Nếu bạn cảm thấy bản thân có những triệu chứng bất thường của bệnh, bạn nên đi khám nhanh chóng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bệnh viện đa khoa Phương Đông khuyên bạn hãy chú ý đến những biện pháp phòng bệnh để không gặp tình trạng này.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,129

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám