Đau hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Cần xử lý như thế nào?

Thao Tran

16-08-2023

goole news
16

Đau hốc mắt không đơn thuần chỉ là tình trạng mắt nhức mỏi mà có thể triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên kinh suất để tránh gặp phải các biến chứng như mù lòa. Vậy nguyên nhân nào khiến đau nhức hốc mắt và cần làm gì nếu gặp phải? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay.

Đau hốc mắt là gì?

Đau hốc mắt có thể đến một cách đột ngột làm nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, bị đau vùng hốc mắt, đau đầu vùng trán và hốc mắt,… Người bị đau hốc mắt có thể gặp phải các triệu chứng như mắt lồi, sưng mí, song thị và đôi khi khiến thị lực giảm sút.

đau hốc mắtNgười bệnh có thể bị đau vùng hốc mắt phải hoặc phải hoặc cả hai

Đau hốc mắt có nguy hiểm không?

Hốc mắt có nhiều bộ phận, trong đó có một số bộ phận cứng, dày và khó gãy nhưng cũng có những bộ phận rất mỏng manh và dễ tổn thương. Đau nhức hốc mắt không chỉ là dấu hiệu các bệnh lý về mắt nguy hiểm mà còn có khả năng liên quan đến bệnh tại các bộ phận khác trên cơ thể như tai mũi họng, tiểu đường, nội thần kinh, cao huyết áp, 

Chính vì vậy, khi có triệu chứng bị đau hốc mắt, tuyệt đối không được chủ quan và cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân của bệnh cũng như tìm được hướng điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân khiến đau hốc mắt

Bên cạnh thắc mắc đau hốc mắt có nguy hiểm không thì vì sao bị đau hốc mắt cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc phải các bệnh lý sau:

Viêm hốc mắt

Bệnh viêm hốc mắt thường do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có hại gây nên. Đau hốc mắt là biểu hiện ban đầu của bệnh và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Viêm hốc mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ dưới 7 tuổi. Đặc biệt, nhiễm trùng viêm mô tế bào hốc mắt ở trẻ có thể tiến triển rất nhanh, tăng nguy cơ dẫn đến mù lòa. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Thị lực giảm sút.
  • Đau, sưng mí mắt trên và dưới, có thể kèm theo cả lông mày và má.
  • Sốt cao hơn 38,8 °C.
  • Chuyển động mắt khó khăn.
  • Đau khi di chuyển mắt.
  • Mắt lồi.
  • Mí mắt đỏ hoặc tím.
  • Cảm thấy mệt mỏi như ốm.

nguyên nhân đau hốc mắtViêm hốc mắt - một trong những nguyên nhân gây đau nhức hốc mắt thường gặp ở trẻ nhỏ

U hốc mắt

Khối u gây chèn ép các dây thần kinh tại hốc mắt cũng là nguyên nhân gây đau hốc mắt. Đây là tình trạng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khối u hốc mắt có thể là:

  • U lành tính: u dạng bì, u máu thể hang, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u dây thần kinh thị giác, u màng não ở người lớn.
  • U ác tính: u xương ác tính, sarcoma cơ vân ở trẻ em và u bạch huyết ung thư di căn ở người lớn.

Trong các dạng u nêu trên, u nang bì thường không gây đau đớn nên ít cần phải cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu u gây ảnh hưởng để thị lực thì cần phải loại bỏ.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (hay còn được gọi là glocom, thiên đầu thống, cườm nước) là một bệnh mắt tương đối phổ biến, xảy ra khi áp suất trong mắt tăng nhanh bất thường. Từ đó, gây tổn thương thần kinh thị giác, dẫn tới suy giảm thị lực và nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm thì có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi và được chia thành 2 trường hợp chủ yếu sau:

  • Tăng nhãn áp góc mở: Thường tiến triển từ từ, ban đầu chưa gây triệu chứng mà phải tới giai đoạn cuối thì mới biểu hiện rõ. Dấu hiệu của bệnh xuất hiện lần lượt từng mắt một, sau đó ảnh hưởng tới cả 2 mắt.
  • Tăng nhãn áp góc đóng mạn tính: Thường xảy ra từ từ và triệu chứng tương tự tăng nhãn áp góc mở. Còn trường hợp cấp tính sẽ khởi phát một cách đột ngột.

Tình trạng mất thị lực do tăng nhãn áp gây ra là không thể hồi phục nên bạn cần kiểm tra mắt định kỳ để tầm soát bệnh. Nếu được phát hiện sớm thì có thể ngăn chặn hoặc làm chậm việc bệnh gây mất thị lực. Ngoài ra, việc điều trị cho người bị tăng nhãn áp cần phải được thực hiện suốt đời.

nguyên nhân đau nhức hốc mắtTăng nhãn áp không chỉ gây đau nhức hốc mắt mà có thể cướp đi hoàn toàn thị lực của người bệnh

Giãn tĩnh mạch 

Người bệnh bị giãn tĩnh mạch thường bị đau hốc mắt. Vì tĩnh mạch hốc mắt chứa nhiều máu nên lúc nó bị giãn sẽ làm hốc mắt lồi ra và gây đau đớn. Người bệnh gặp phải tình trạng này cần nghỉ ngơi và tránh để mắt phải làm việc nhiều.

Viêm tai mũi họng

Viêm xoang có thể làm đau hốc mắt hai bên và đau thần kinh trên hố mắt khi cúi xuống và cơn đau tăng lên khi hít hoặc khịt mũi, chảy dịch mũi họng, sốt. Với tình huống ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh Graves 

Đây là một bệnh tuyến giáp gây lồi mắt cùng với các biểu hiện như chảy nước mắt, chói mắt, đau hốc mắt và đôi khi có cảm giác mắt nóng giác… Thậm chí, một số trường hợp nặng, cơ mi trên sẽ có giúp khiến mắt lồi ra trông giống như trợn mí. Đối với mi dưới, có thể phù nề, để lâu dễ bị xung huyết, liệt, mi nhắm không được kín dẫn tới biến chứng khô mắt, loét giác mạc.

Chấn thương mắt

Rách hay bầm dập tổ chức trong mắt, xuất huyết nhãn cầu, có dị vật trong hốc mắt xảy ra lúc bị chấn thương mắt… cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau hốc mắt. Hầu hết triệu chứng chấn thương mắt thường diễn ra đột ngột và liên tục. Sau khi mắt bị tổn thương hay va đập mặt gây đau vùng hốc mắt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.

Ngoài ra, một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nội thần kinh… cũng có thể là “thủ phạm” gây ra những cơn đau nhức hốc mắt.

Cách xử lý khi bị đau hốc mắt

Khi có những biểu hiện của đau hốc mắt thì việc tìm ra nguyên nhân để xác định cách chữa trị, chấm dứt tình trạng khó chịu ngày càng nhanh càng tốt là điều rất quan trọng.

Chăm sóc tại nhà

Nếu bị đau hốc mắt nhẹ thì có thể áp dụng những cách giảm đau hốc mắt tại nhà sau:

  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, đặc biệt là những người ngồi trước máy tính trong thời gian dài.
  • Nhỏ thuốc, uống thuốc chống nhức mắt.
  • Tránh nhìn trực tiếp ánh mặt trời, khi đi ra ngoài trời nên đeo kính râm.
  • Đắp gạc lạnh lên mắt để làm dịu đau nhức và giảm mỏi.
  • Massage mắt nhẹ nhàng để máu được lưu thông thông, giảm triệu chuwcngs mỏi nhức.

cách chữa hốc mắt tại nhàHiện nay có những cách chữa hốc mắt tại nhà hiệu quả là mối quan tâm của hầu hết những ai không may  mắc phải

Nếu đã thực hiện những cách trên nhưng các triệu chứng đau nhức hốc mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.

Khi nào thì cần đi gặp bác sĩ

Đau hốc mắt đi kèm với triệu chứng dưới đây chính là lúc người bệnh cần đến cơ sở y tế:

  • Đau đột ngột, dữ dội.
  • Đau nhói mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Nhạy cảm ánh sáng.
  • Nóng rát trong mắt.
  • Giảm thị lực đột ngột.
  • Mắt đỏ.
  • Đau đầu dai dẳng.
  • Sốt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Sụp mí mắt.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị đau hốc mắt hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể. Các cách chữa đau hốc mắt có thể là sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc mỡ tra mắt, loại bỏ dị vật trong mắt, phẫu thuật.

Chuyên khoa Mắt Bệnh viện Phương Đông với đội ngũ bác sĩ giỏi, chắc chuyên môn và luôn tận tâm với bệnh nhân cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình chẩn đoán và lên phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả, mang đến trải nghiệm dịch vụ y tế cao cấp cho quý khách hàng.

Khi gặp phải tình trạng đau hốc mắt nghiêm trọng hoặc dai dẳng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên hóa để xác định được chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, ngăn chặn các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Liên hệ ngay đến tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám và nhận tư vấn cùng bác sĩ hàng đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,012

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám