8 lợi ích lưu trữ máu cuống rốn cho con mà cha mẹ nào cũng cần biết

Ngọc Anh

28-03-2024

goole news
16

Lưu trữ máu cuống rốn là cách cha mẹ chủ động bảo vệ sức khoẻ cho con cái trong tương lai. Lợi ích lưu trữ máu cuống rốn được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể cho cả em bé và cho cả những người thân trong gia đình. Đây sẽ là nguồn dự phòng cho các rủi ro sức khỏe cho bé và những người thân sau này. Cha mẹ nên tìm hiểu từ sớm để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho bé yêu ra đời với điều kiện tốt nhất!

Tế bào gốc máu cuống rốn là gì? Đặc điểm của tế bào gốc máu cuống rốn?

Trước khi tìm hiểu việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn làm gì? Có lợi ích như thế nào? Cha mẹ cần hiểu rõ về tế bào gốc màu cuống rốn và những đặc điểm của tế bào gốc máu cuống rốn. 

Thế nào là máu cuống rốn và tế bào gốc máu cuống rốn?

Máu cuống rốn hay (máu bánh nhau hay máu dây rốn) là phần máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai ngay sau khi bác sĩ kẹp và cắt dây rốn. Máu cuống rốn còn chứa lượng lớn các tế bào gốc tạo máu (HSC). Các tế bào này có khả năng sinh sản, làm mới để thay thế các thành phần tạo máu cũ nên hỗ trợ rất nhiều trong điều trị các bệnh lý bằng phương pháp tái tạo, thay thế mô. Đây là lợi ích lưu trữ máu cuống rốn lớn nhất, trực tiếp hỗ trợ điều trị bệnh lý trong tương lai và quyết định lưu trữ của các bậc cha mẹ. 

(Hình 1 - Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng biệt hoá ra mọi thành phần máu)

(Hình 1 - Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng biệt hoá ra mọi thành phần máu)

Đặc điểm của tế bào gốc máu cuống rốn

Lợi ích của lưu trữ máu cuống rốndành cho em bé, gia đình và xã hội được bắt nguồn từ các tính chất của tế bào gốc tạo máu như sau:

  • Có khả năng biệt hoá ra các thành phần tạo máu với đầy đủ chức năng

HSC có thể làm tổ, sinh sản và thay thế hầu hết các thành phần tạo máu: hồng cầu , bạch cầu, tiểu cầu mất chức năng. Từ đó, nó hỗ trợ rất lớn trong điều trị các bệnh về máu, kể cả các bệnh hiểm nghèo như ung thư máu thể lympho B và T.

  • Độ tinh khiết cao, thời gian sống dài

Một số nghiên cứu chứng minh, các tế bào này có khả năng thích ứng nhanh, ít cảm nhiễm khiến nguy cơ nhiễm trùng của người nhận tế bào thấp. Đồng thời, với sự hỗ trợ của công nghệ, HSC có thể lưu trữ từ khi em bé sinh ra đến khi trưởng thành, lên đến gần 30 năm. 

  • Tính tăng sinh miễn dịch thấp, độ phù hợp cho - nhận cao

Tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn còn đặc trưng bởi tính miễn dịch thấp. Tức trong điều trị, khi cấy ghép vào cơ thể người bệnh, khả năng xảy ra thải ghép hoặc mảnh ghép chống chủ (GVHD) sẽ thấp. Cụ thể, độ phù hợp HLA của tế bào gốc em bé với anh chị em lên tới 25%. 

(Hình 2 - Lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn thu thập được lượng lớn các tế bào gốc)

(Hình 2 - Lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn thu thập được lượng lớn các tế bào gốc)

8 Lợi ích lưu trữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh dành cho gia đình

Khi tìm hiểu về các giải pháp lưu trữ máu cuống rốn, ”lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?” là phần các cha mẹ quan tâm nhất. Sau đây là các lợi ích lưu trữ máu cuống rốn điển hình:

Điều trị các bệnh về máu hiểm nghèo trọn đời cho em bé

Trong danh sách hơn 80 bệnh lý có thể điều trị bằng tế bào gốc máu cuống rốn mà các nhà khoa học đưa ra, đa số là các bệnh về máu. Lưu trữ để tận dụng cấy ghép là phương pháp điều trị tối tân, đem lại hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân nếu mắc các bệnh lý, bao gồm: 

  • Bệnh về máu: Leukemia, tan máu bẩm sinh (thalassemia), ung thư máu thể Lympho B và T, giảm tiểu cầu nguyên phát vô căn, u Lympho, thiếu máu Cooley nặng…
  • Bệnh về cơ quan tạo máu: suy tuỷ xương, đa u tuỷ xương, rối loạn sinh tủy,....
  • Bệnh lý các tế bào cơ quan liên quan đến các vết thương về hệ tạo máu. 
  • Bệnh lý về hệ miễn dịch tự miễn: Rối loạn suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường,...

Để điều trị các bệnh huyết học cả lành tính và ác tính cần ghép tế bào gốc để điều trị có điểm chung: Tế bào cũ không có khả năng phục hồi, cần tế bào gốc thay thế. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công chữa khỏi tan máu bẩm sinh, bạch cầu cấp thể lympho B và T cho bệnh nhi giai đoạn đầu,... ở Việt Nam. 

Lợi ích lưu trữ máu cuống rốn còn tăng thêm khi thời gian lưu trữ dài, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp bất ngờ xảy ra. 

Xem thêm:

Điều trị thalassemia bằng tế bào gốc cuống rốn có khỏi bệnh không?

Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc: Phương pháp, hiệu quả và lưu ý khi thực hiện

(Hình 3 - Ghép tế bào gốc tạo máu là hy vọng mới cho các bệnh nhi tan máu bẩm sinh)

(Hình 3 - Ghép tế bào gốc tạo máu là hy vọng mới cho các bệnh nhi tan máu bẩm sinh)

Nâng cao cơ hội điều trị bằng cách tái tạo các mô, bộ phận trên cơ thể

Ngoài khả năng biệt hoá thành mọi thành phần tạo máu thì các nghiên cứu gần đây cho biết, tế bào gốc máu cuống rốn cũng có thể biệt hoá thành các mô của cơ quan.

  • Mô cơ (cơ vân, cơ tim)
  • Tế bào gan
  • Tế bào thận
  • Tế bào não
  • Tế bào phổi
  • Tế bào da
  • Tế bào tuyến tụy

Bên cạnh đó, các tổn thương não, tiểu đường tuýp I, tim mạch và tổn thương tuỷ sống cũng đang được nghiên cứu áp dụng liệu pháp ghép tế bào gốc. Đồng thời, một số bệnh ung thư tạng đặc cũng được thử nghiệm điều trị và đem lại nhiều dấu hiệu khả quan: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, carcinoma ở thận,...

Thu thập đơn giản, dễ dàng, an toàn, không có tác dụng phụ

Khác với tế bào gốc từ tủy xương hay tế bào gốc từ máu ngoại vi khi thu thập khá mất thời gian, phải thực hiện kỹ thuật xâm lấn và vẫn gây ra tác dụng phụ. Lợi ích lưu trữ máu cuống rốn thể hiện ở sự đơn giản, tiện lợi. 

Sau khi sinh, kỹ thuật viên sẽ thu thập phần dây rốn và bánh nhau bác sĩ sản khoa đã cắt và treo lên tiến hành lấy máu, xử lý lấy tế bào gốc nay. Thủ thuật này chỉ mất từ 15 - 20 phút và không thực hiện trên cơ thể bệnh nhân nên không gây đau đớn gì. Thu thập xong, kỹ thuật viên sẽ vận chuyển mẫu về kho đông lạnh để bắt đầu lưu trữ trong thùng nitơ dưới âm 196 độ C.

(Hình 4 - Quy trình thu thập đơn giản cũng là một trong các lợi ích lưu trữ máu cuống rốn)

(Hình 4 - Quy trình thu thập đơn giản cũng là một trong các lợi ích lưu trữ máu cuống rốn)

Có thể lưu trữ lâu dài, lên đến 30 năm

Cha mẹ có thể yên tâm khi hiện nay Pháp Luật Việt Nam đã cho phép lưu trữ tế bào gốc. Công nghệ hiện đại có thể tạm dừng mọi hoạt động sinh học, bảo toàn chức năng của tế bào gốc cho đến khi sử dụng với thời gian tối đa là 27 năm. Hiện nay, thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn trung bình là 18 - 25 năm. 

Tuy nhiên, các trung tâm cũng cung cấp các gói lưu trữ đa dạng hơn, từ 5 - 10 - 15 năm. Trên thực tế, các bậc cha mẹ thường lưu trữ tế bào gốc cho con tới năm 18 tuổi, sau đó em bé trưởng thành sẽ quyết định có lưu trữ tiếp hay không. 

Cung cấp đủ liều lượng, luôn sẵn sàng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

Như đã chia sẻ ở trên, lợi ích lưu trữ máu cuống rốn so với tế bào gốc máu ngoại vi hay tuỷ xương là các tế bào gốc này vẫn ở dạng “nguyên thuỷ”. Các tế bào này ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên ít cảm nhiễm, khả năng gây nhiễm trùng hay nhiễm virus cho bệnh nhân thấp. 

Khi cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân, chúng có thể biệt hoá theo hướng điều trị, thích ứng nhanh, tăng sinh tốt nên được các bác sĩ khuyến khích lưu trữ cho tương lai. Về liều lượng, số lượng tế bào gốc thu thập sau sinh là có hạn, đủ lượng để sử dụng cho em bé. Mặc dù lượng máu thu thập sau sinh của từng em bé là khác nhau, tuy nhiên các kỹ thuật viên có thể xử lý bằng cách thu thập thêm từ bánh nhau. 

(Hình 5 - Tế bào gốc của bệnh nhân luôn sẵn sàng cho mọi mục đích trong tương lai)

(Hình 5 - Tế bào gốc của bệnh nhân luôn sẵn sàng cho mọi mục đích trong tương lai)

Có tiềm năng lớn trong y học tương lai

Khi đã có dấu hiệu khả quan về ứng dụng tái tạo mô từ tế bào gốc tạo máu, tiềm năng lớn trong tương lai cũng có thể tính vào lợi ích lưu trữ máu cuống rốn. Hiện nay, nó đang được ứng dụng để điều trị bỏng, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson,...

Vào năm 2021, tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu điều trị khỏi cho bệnh nhân nhược cơ. Bệnh nhân đã được thực hiện diệt tuỷ phục vụ đánh sập hệ thống miễn dịch để chuẩn bị sẵn sàng ghép tế bào gốc tạo máu. May mắn đã đến sau 90 ngày điều trị, bệnh nhân đã có thể vận động ra viện và trở lại cuộc sống bình thường. 

Hỗ trợ điều trị cho người thân trong gia đình

Một trong những tác dụng của lưu trữ máu cuống rốn là khả năng điều trị cho bản thân người lưu trữ và cho chính những người thân trong gia đình. Tính tăng sinh miễn dịch thấp giúp tế bào gốc máu cuống rốn có nhiều khả năng phù hợp HLA - xét nghiệm xác định mức độ phù hợp để thực hiện cấy ghép giữa người cho và người nhận.

Điều này cho phép người nhận là người thân đang mang bệnh có thể được ghép tế bào gốc nhanh hơn và hạn chế sinh ra phản ứng thải ghép, ghép thất bại hơn. Bởi độ phù hợp tế bào gốc cũng có một phần phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Mức độ phù hợp HLA giữa người cùng huyết thống cao hơn người ngoài.

(Hình 6 - Khả năng biệt hoá đa dạng và tính miễn dịch thấp đem lại lợi ích lưu trữ máu cuống rốn cho cả em bé và những người thân trong gia đình)

(Hình 6 - Khả năng biệt hoá đa dạng và tính miễn dịch thấp đem lại lợi ích lưu trữ máu cuống rốn cho cả em bé và những người thân trong gia đình)

Khi đó, người thân bị mắc các bệnh huyết học, tự miễn,... có thể có thêm cơ hội duy trì sự sống bằng nguồn “thuốc” này. Trên thực tế, các y bác sĩ Việt Nam đã ứng dụng điều trị thalassemia từ máu cuống rốn nhiều ca từ nguồn tế bào gốc của anh chị em ruột. Đồng thời, điều trị lupus ban đỏ hệ thống bằng tế bào gốc cũng đang được nghiên cứu ứng dụng tại BV TW Quân đội 108 và cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan. 

Hiến tặng cho những người cần cấy ghép tế bào gốc

Hiện nay việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn và tế bào gốc dây rốn càng ngày càng phổ biến. Vì thế, sự đa dạng và khả năng cung cấp tế bào gốc của Ngân hàng Mô cũng tăng lên. Trong trường hợp bạn quyết định hiến tặng tế bào gốc của con mình, đây có thể là “phương thuốc quý giá” giúp một người lạ nào đó tăng thêm khả năng chiến thắng bệnh tật. 

Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Hiện nay, dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn đang ở Hà Nội và đang tìm hiểu về giải pháp này thì Trung tâm Tế bào gốc của Bệnh viện Phương Đông là một lựa chọn nên tham khảo.

(Hình 7 - Lưu trữ tế bào gốc ở Trung tâm Tế bào gốc BVĐK Phương Đông là sự lựa chọn đáng tin cậy)

(Hình 7 - Lưu trữ tế bào gốc ở Trung tâm Tế bào gốc BVĐK Phương Đông là sự lựa chọn đáng tin cậy)

Có thể nói, lợi ích lưu trữ máu cuống rốn là hết sức rõ ràng và cần thiết cho em bé cũng như gia đình. Để hỗ trợ con tốt nhất trong tương lai, cha mẹ nếu có điều kiện nên tìm hiểu về giải pháp lưu trữ tế bào gốc từ sớm!

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn về lưu trữ tế bào gốc, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
541

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám