Sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật là những viên sỏi hình thành bên trong túi hoặc ống mật, kích thước dao động từ hạt cát đến quả bóng bàn. Sỏi túi mật là bệnh lành tính nhưng cần được điều trị sớm, kịp thời để phòng ngừa tình trạng tắc mật, gây biến chứng nguy hiểm.
(Sỏi túi mật là những viên sỏi hình thành bên trong túi hoặc ống mật)
Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật tương đối đa dạng, điển hình có thể kể đến việc nhịn ăn, giảm cân, béo phì, uống thuốc tránh thai, đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, di truyền,... Bệnh thường không có triệu chứng cụ thể ra bên ngoài, bệnh nhân chỉ vô tình phát hiện qua xét nghiệm hình ảnh.
Các biện pháp tán sỏi mật
Ngoài hướng tìm hiểu sỏi túi mật nên ăn gì, người bệnh và gia đình có thể tham khảo thêm các phương pháp tiên tiến, hiện đại sau:
Tán sỏi bằng thuốc
Điều trị nội khoa bằng thuốc Axit Ursodeoxycholic phù hợp với sỏi mật kích thước nhỏ, không chứa canxi. Liệu trình này ít được áp dụng vì thời gian dùng thuốc lâu, kéo dài khoảng 2 năm và vẫn có thể tái phát sỏi.
Bệnh nhân dùng Axit Ursodeoxycholic có thể gặp tác dụng phụ ngứa da và buồn nôn, không quá nghiêm trọng. Thuốc được chống chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.
Tán sỏi bằng laser
Tán sỏi bằng tia laser là phương pháp điều trị tiên tiến, được chỉ định trong trường hợp không thể can thiệp giải phẫu. Bác sĩ sử dụng tia X để quan sát bộ phận bên trong cơ thể, loại bỏ hoàn toàn sỏi mật mà không cần tiến hành mổ mở truyền thống.
(Sử dụng tia laser để làm tan sỏi trong túi hoặc ống mật)
Can thiệp ngoại khoa
Khoảng 80% sỏi túi mật cần phẫu thuật, tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ toàn bộ túi mật hoặc chỉ loại bỏ cơ bản viên sỏi trong túi mật. Hiện có 2 phương pháp, mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi.
Mối liên quan giữa chế độ ăn với bệnh sỏi mật
Sỏi mật xuất hiện làm khởi phát các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, chướng, khó tiêu. Một chế độ không lành mạnh, tiêu thụ nhiều cholesterol sẽ làm tăng số lượng và kích thước sỏi mật.
(Mối tương quan giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh sỏi túi mật)
Thực đơn giàu dinh dưỡng, khoa học được chứng minh là yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả điều trị bệnh sỏi túi mật. Người bệnh cần đồng thời tuân thủ chỉ định dùng thuốc, kỹ thuật điều trị của bác sĩ, giảm tối đa nguy cơ sỏi tiến triển dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Sỏi túi mật nên ăn gì?
Vậy bệnh nhân sỏi túi mật nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm số lượng và kích thước sỏi tăng lên theo thời gian. Dưới đây là danh sách thực phẩm tuyệt đối không thể bỏ qua, bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
Rau xanh, trái cây tươi
Đứng đầu danh sách sỏi túi mật nên ăn gì là rau xanh, trái cây tươi do chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hoạt động của túi mật, đường mật. Người bệnh được khuyến cáo nên ăn 7 - 10 phần, tương đương 80g rau củ quả mỗi ngày, trải đều 3 bữa chính và bữa phụ.
(Rau xanh và trái cây tươi giàu chất xơ tốt cho hoạt động túi mật và đường mật)
Sữa ít béo
Sữa tách béo, sữa chua, sữa gạo, sữa đậu nành,... là những loại sữa cần được ưu tiên bổ sung hàng ngày. Nguồn dinh dưỡng này đảm bảo năng lượng hoạt động của cơ thể, song không làm tăng cholesterol.
Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương, cá hồi, bơ, hạt óc chó, hạnh nhân,... Bệnh nhân sỏi mật không nên cắt bỏ hoàn toàn chất béo, điều này làm giảm khả năng co bóp của túi mật, dịch mật dễ dàng lắng đọng tạo sỏi mới hơn.
Đạm thực vật
Người bị sỏi túi mật nên ưu tiên sử dụng đạm thực vật thay vì đạm động vật, giúp kiểm soát tốt lượng chất béo nạp vào cơ thể. Hạt họ đậu cung cấp nguồn protein dồi dào, tốt cho sức khỏe, có thể bổ sung thêm với các loại thịt nạc, thịt da cầm bỏ da hoặc cá.
(Đạm thực vật giúp kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể)
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ công nguyên hạt giàu hàm lượng chất xơ không hòa tan, giảm cholesterol xấu trong cơ thể, tác động tích cực đến tim mạch và đào thải sỏi mật. Bệnh nhân có thể tìm kiếm, bổ sung từ bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, gạo lứt, bột yến mạch và lúa mạch.
Thực phẩm chứa lecithin
Lecithin là thành phần quan trọng trong dịch vật, có khả năng phân hủy chất béo và cholesterol. Tăng cường bổ sung dưỡng chất này từ các loại họ đậu, mầm lúa mì, kiều mạch,... giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi cholesterol trong mật.
Uống đủ nước
Nằm cuối danh sách sỏi túi mật nên ăn gì nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng, nước trực tiếp tham gia trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể. Người bình thường được khuyến cáo duy trình uống 2 lít nước mỗi ngày, con số này tăng lên theo kích thước và số lượng sỏi mật.
Sỏi mật kiêng ăn gì?
Cơn đau sỏi túi mật thường tăng lên sau bữa ăn chứa nhiều đồ dầu mỡ, người bệnh chỉ nạp dưới 200mg cholesterol/ngày. Cần lưu ý tránh nạp những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu chất béo xấu (thịt đỏ, lòng trứng đỏ, cá ngừ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh,...) khiến tình trạng đau bụng, khó tiêu của người bệnh trở nên trầm trọng hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.
- Sữa béo như bơ, phô mai, sữa nguyên kem, kem là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa, góp phần làm tăng kích thước sỏi và kích thích cơn đau túi mật.
- Tinh bột tinh chế và đồ ngọt khiến đường huyết tăng, gián tiếp làm phát triển kích thước sỏi túi mật ở người bệnh.
- Chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,... kích thích túi mật hoạt động nhiều, dễ hình thành các cơn đau, thậm chí tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa người bệnh.
- Gia vị cay nóng gây kích ứng, khởi phát những cơn đau bụng túi mật dữ dội, khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi.
(Danh sách những món ăn cần kiêng khi bị sỏi túi mật)
Lưu ý chế độ ăn cho người sỏi mật
Người bệnh sỏi mật chưa điều trị hoặc đã từng điều trị cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Không nạp quá nhiều chất béo trong một bữa ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm tải áp lực lên gan mật.
- Ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc, nướng, chỉ dùng dầu hoặc mỡ khi cần thiết.
- Thấm dầu khi chiên, rán đồ ăn.
- Hạn chế, tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật.
Người bệnh và gia đình đã được giải đáp sỏi túi mật nên ăn gì, không nên ăn gì để giảm số lượng và kích thước viên sỏi. Những thay đổi nhỏ, cơ bản trong chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, hạn chế biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.