Ung thư: Nguyên nhân, quá trình phát triển và dấu hiệu nhận biết

Phạm Thị Lương

08-08-2023

goole news
16

Ung thư là căn bệnh gây tử vong cao - đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Hiện nay ung thư không hiếm gặp nhưng ý thức tầm soát phát hiện sớm bệnh đã được nâng cao trong cộng đồng. Cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu các loại ung thư phổ biến, quá trình phát triển bệnh và cách phòng ngừa trong bài viết sau.

Bệnh ung thư là gì? 

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia một cách mất kiểm soát. Những tế bào này có khả năng xâm lấn, phá huỷ những mô cơ thể bình thường bằng cách xâm nhập trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể người bệnh.

Ung thư xuất hiện khi các tế bào phân chia một các bất thường, không theo quy luật.Ung thư xuất hiện khi các tế bào phân chia một các bất thường, không theo quy luật.

Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng riêng và tuổi thọ cố định. Thông thường các tế bào lớn lên, phân chia và già chết đi để được thay thế bởi các tế bào mới. Khi bị ung thư, quá trình tự nhiên này bị phá vỡ. Các tế bào trở nên bất thường, tế bào già cũ không chết đi mà tiếp tục phát triển, liên tục sản sinh các tế bào mới. Chúng nhân lên không kiểm soát hình thành khối bất thường mà chúng ta gọi là khối u.

Hiện nay, có hơn 200 bệnh ung thư được phát hiện, tên của bệnh sẽ được đặt theo bộ phận khởi phát khối u hay tính chất của bệnh. Một số loại ung thư phổ biến hiện nay như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư xương,.. Đa số các loại bệnh ung thư đều không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn sớm. Nhiều người bệnh chỉ có thể phát hiện khi có triệu chứng cụ thể hoặc khám sức khỏe vô tình phát hiện.

Dấu hiệu bệnh ung thư phụ thuộc vào loại bệnh và cơ quan khởi phát của nó. Khi các dấu hiệu thể hiện trên toàn cơ thể thì khả năng cao khối u đã ảnh hưởng đến khắp cơ thể. Lúc này, việc điều trị vô cùng khó khăn, tốn kém.

Các loại bệnh ung thư phổ biến

Với hơn 200 loại ung thư, hầu như mỗi loại có triệu chứng bệnh khác nhau tùy thuộc vào cơ quan khởi phát bệnh. Dưới đây là một số loại ung thư phổ biến bao gồm:

Ung thư vòm họng 

Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn. Ung thư vòm họng thường gặp ở nam giới.

Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng thực tế cho thấy, những người sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều loại đồ ăn lên men như dưa muối dễ mắc bệnh hơn. Triệu chứng bệnh bao gồm: đau họng kéo dài trên một tuần, uống thuốc không khỏi; ngạt mũi kéo dài hoặc tắc mũi; khó nói, tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở ; nổi hạch bất thường ở vòm họng kèm theo đau nửa đầu.

Ung thư vòm họng hay gặp ở nam giới và khó phát hiện ở giai đoạn đầu.Ung thư vòm họng hay gặp ở nam giới và khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp phát triển bất thường, không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Đây là một tuyến nội tiết nằm ở cổ, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn, nhiễm phóng xạ, yếu tố di truyền, sự thay đổi hormone trong quá trình kinh nguyệt, mang thai, sinh con ở phụ nữ, người mắc các bệnh như bướu giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính,... Dấu hiệu bệnh bao gồm: Khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở, sờ thấy hạch cổ hoặc đau xương,...

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đứng top 4 trong các mặt bệnh ung thư thường gặp tại nước ta. Nguyên nhân do người bệnh nhiễm vi khuẩn HP, polyp tuyến dạ dày, viêm dạ dày thể teo đét mãn tính, dị sản ruột, tiền sử cắt dạ dày bán phần do loét. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn do chế độ ăn quá nhiều muối, thực phẩm hun khói, nhiều mỡ động vật và do yếu tố di truyền gia đình gây ra. Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thường không đặc hiệu, một số dấu hiệu bạn có thể tự theo dõi và đánh giá như: chán ăn, đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu; đau thượng vị; nôn và buồn nôn; mệt mỏi. Giai đoạn muộn hơn có xuất huyết tiêu hoá, nuốt nghẹn, đau sau xương ức, nôn do hẹp môn vị,...

Ung thư da

Ung thư da là tình trạng phát triển ngoài tầm kiểm soát của các tế bào da. Với 3 loại ung thư da hắc tố và ung thư da không hắc tố sẽ có những triệu chứng khác nhau, điển hình như: Bị ngứa hoặc đau; vết loét không lành mà chảy máu hoặc có vảy; đốm đỏ sần sùi hoặc có vảy có thể sờ thấy trên da; có khối u nổi lên, xuất hiện các nốt như mụn cóc; có vệt giống như vết sẹo không có đường viền rõ ràng.

Thường xuyên ở dưới ánh nắng mặt trong quá lâu tăng nguy cơ ung thư da.Thường xuyên ở dưới ánh nắng mặt trong quá lâu tăng nguy cơ ung thư da.

Ung thư vú

Bệnh xuất hiện do tế bào tuyến vú phát triển đột biến, không kiểm soát được. Từ đó tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú chủ yếu mắc ở nữ giới nhưng nam giới cũng không ngoại lệ. Triệu chứng bệnh thường thấy là: Đau vú không liên quan đến kỳ kinh; da vú dày lên và sần sùi, hoặc da vú căng mọng kèm theo đỏ, đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong. Chảy dịch hay máu ở đầu vú,...

Ung thư phổi

Theo thống kê, trên thế giới, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư. Tại Việt Nam, cùng với ung thư gan, ung thư phổi có tỉ lệ mắc cao nhất với khoảng gần 15%. Triệu chứng bệnh gồm ho dai dẳng kéo dài, đau tức ngực, khàn tiếng không hồi phục, ho ra máu, thở khò khè, khó thở, giảm cân, đau đầu, đau mỏi cơ,... 

Ung thư đại tràng

Đây là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ người bệnh được chữa khỏi lên tới 90%. Dấu hiệu bệnh như: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, cơ thể mệt mỏi, sút cân, rối loạn bài tiết phân, phân mỏng hẹp hơn bình thường, xuất hiện máu trong phân,...

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 12% các loại ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Tuổi trung bình phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung từ 48-52 tuổi. 

Nhiễm virus HPV là lý do chính gây ung thư cổ tử cung. Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn như ra khí hư hoặc lẫn máu ở âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi, ra  máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh, sau quan hệ tình dục,... 

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú.Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú.

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Triệu chứng ở giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn như: Có cảm giác như dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi nhưng qua đi nhanh, lưỡi có điểm nổi phồng, thay đổi về màu sắc, một số trường hợp có hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao,...

Ung thư máu

Đây là một căn bệnh nguy hiểm và thường phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng rõ ràng người bệnh mới phát hiện ra bị ung thư. Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Vì vậy, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị sớm.

Dấu hiệu bệnh: Xuất hiện đốm đỏ hoặc tím trên da, đau dữ dội, đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao, đau xương, sưng hạch bạch huyết, chảy máu cam và sốt cao thường xuyên,...

Quá trình phát triển của ung thư 

Nếu có thể xuất hiện khối u lành tính thì chúng sẽ tăng trưởng đến một mức nào đó rồi dừng lại. Tuy nhiên những khối u ác tính, tế bào ung thư sẽ tăng trưởng không giới hạn. Tế bào này tăng trưởng quá mức, đột biến dẫn đến chèn ép, gây tổn thương tới những tế bào lân cận. Nó sẽ không dừng lại mà tiếp tục phân chia ảnh hưởng sang tế bào lân cận. Tồi tệ hơn, những tế bào ác tính này sẽ di căn sang những khu vực khác như não, tim, phổi,... nguy cơ tử vong cao cho người bệnh.

Sự biến đổi của các gen kiểm soát chức năng tế bào sinh ra ung thư, đặc biệt là các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong mỗi tế bào ung thư có chứa nhiều đột biến. Một số đột biến có thể xuất hiện ở nhiều dạng ung thư khác nhau. Có những loại ung thư giống nhau về hình thể mô học nhưng lại đáp ứng điều trị khác nhau, giống như vậy, việc tiên lượng sống cũng rất khác nhau.

Tế bào ung thư di căn lên não, tim, phổi là giai đoạn nguy hiểm, tử vong cao.Tế bào ung thư di căn lên não, tim, phổi là giai đoạn nguy hiểm, tử vong cao.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư?

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ung thư không bắt nguồn từ một nguyên nhân cố định. Với từng loại bệnh ung thư sẽ có những nguyên nhân cụ thể. Một vài bệnh ung thư có thể do một tác nhân sinh ung thư và ngược lại cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến một bệnh ung thư, cụ thể là do:

Đột biến DNA

Tất cả các DNA bên trong một tế bào được tập hợp thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ mà trong đó, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn để tế bào biết chức năng của mình cũng như cách phát triển và phân chia tế bào. Tuy nhiên khi có lỗi trong hướng dẫn có thể khiến tế bào không hoạt động như bình thường và dẫn tới bị ung thư.

Mặc dù đây là dạng đột biến phổ biến nhất được tìm thấy trong ung thư. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều đột biến gen khác cũng góp phần gây ung thư.

Lối sống thiếu khoa học

Lối sống hằng ngày của mỗi người cũng được xét đến là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Nhất là việc hút thuốc lá, uống rượu, bia; tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên bị cháy nắng, người béo phì hay quan hệ tình dục không an toàn,... có thể góp phần gây ung thư. 

Theo nghiên cứu, 90% bệnh ung thư ở phế quản phổi 90% là do thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thanh quản, miệng, thực quản, gan, dạ dày,... 

Do di truyền

Nếu bạn có tiền sử gia đình có người bị ung thư, bạn cần lưu tâm bởi có thể các đột biến này đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, một đột biến di truyền không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư. Hiện nay, ung thư vú là loại ung thư di truyền với khoảng 5-10% các trường hợp do di truyền, gây ra bởi đột gen BRCA1 và BRCA2.

Bên cạnh đó, một số bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Vì vậy, những người mắc các bệnh mãn tính cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để tầm soát ung thư từ sớm.

Ô nhiễm môi trường

Môi trường xung quanh bạn sống hoặc làm việc chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ bạn hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc các hoá chất độc hại thường xuyên như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư cho người hút trực tiếp và thụ động.Thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư cho người hút trực tiếp và thụ động.

Dấu hiệu nhận biết ung thư

Các triệu chứng nhận biết bệnh ung thư còn phụ thuộc vào phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng và đặc biệt là giai đoạn phát triển của bệnh.

Về cơ bản, ung thư ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu đặc trưng nhận biết khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm và điều trị khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu chung liên quan nhưng không đặc hiệu có thể kể đến bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
  • Thay đổi cân nặng như tăng, giảm cân bất thường.
  • Thay đổi màu da như vàng, sạm hoặc có vết đỏ trên da.
  • Xuất hiện vết loét lâu lành hoặc không lành.
  • Thay đổi nốt ruồi hiện có.
  • Ho dai dẳng hoặc khó thở.
  • Khó nuốt, nuốt vướng.
  • Bị khàn tiếng.
  • Khó tiêu trong thời gian dài hoặc khó chịu sau khi ăn.
  • Đau cơ hoặc đau khớp dai dẳng.
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím dưới da.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã xây dựng các gói tầm soát ung thư với đa dạng danh mục với chi phí hợp lý giúp khách hàng phát hiện sớm ung thư ngay từ khi bệnh chưa có dấu hiệu đặc trưng.

Tầm soát ung thư sớm

Tầm soát ung thư là việc làm cần thiết hiện nay của mỗi người nhằm phát hiện bệnh trước khi bệnh gây ra triệu chứng. Việc tầm soát còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh, tăng khả năng điều trị khỏi, cải thiện tỷ lệ sống sau 5 năm không tái phát bệnh.

Thông thường, tầm soát ung thư được khuyến khích thực hiện tối thiểu 1 năm 1 lần. Mỗi loại ung thư có quy trình tầm soát riêng nhưng thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Đây là bước cơ bản, bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ, hỏi tiền sử bệnh của bản thân và gia đình bạn. Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như tìm hiểu về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có.
  • Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản: Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Ngoài các xét nghiệm bạn cũng có thể thực hiện những thăm dò bằng hình ảnh như nội soi, siêu âm, chụp XQ, chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI,…

Chụp cộng hưởng từ MRI tại bệnh viện Phương Đông để tầm soát ung thư.Chụp cộng hưởng từ MRI tại bệnh viện Phương Đông để tầm soát ung thư.

Một số phương pháp điều trị ung thư

Dựa trên loại ung thư, giai đoạn bệnh và sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư được áp dụng hiện nay:

  • Hóa trị: Mục đích nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách sử dụng thuốc mục tiêu đến những tế bào đang phân chia bất thường. Các loại thuốc hoá trị cũng có thể giúp thu nhỏ khối u, nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Liệu pháp hormone: Đây là phương pháp dùng các loại thuốc thay đổi hoạt động một số hormone hoặc can thiệp vào khả năng sản xuất hormone của cơ thể. Liệu pháp này thường áp dụng với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
  • Liệu pháp miễn dịch: Bằng cách sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác nhằm mục đích tăng cường hệ thống miễn dịch để  khuyến khích nó chống lại các tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Là việc dùng tia bức xạ có năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, bạn có thể được sử dụng bức xạ để thu nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật khối u.
  • Ghép tế bào gốc: Đây là biện pháp điều trị đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh ung thư máu.
  • Phẫu thuật: Đây là giải pháp điều trị khi người bệnh có khối u ung thư để giảm hoặc ngăn ngừa bệnh lây lan.

Với mỗi người có phác đồ điều trị khác nhau nhưng đa số các bác sĩ thường sẽ áp dụng nhiều hơn một loại phương pháp điều trị để tối đa hóa hiệu quả.

Làm sao phòng ngừa bệnh ung thư?

Thông thường, không thể ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư bằng các phương pháp. Nhưng các chuyên gia đã đưa ra một số cách để giảm nguy cơ ung thư chẳng hạn như:

  • Bỏ thuốc lá: đây là cách tốt nhất để bạn thậm chí người thân và người xung quanh giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư vòm họng, thanh quản,...
  • Không tiếp xúc quá nhiều, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Bởi tia cực tím có hại (tia UV) có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
  • Nếu phải ra ngoài trời nhiều bạn nên sử dụng quần áo bảo hộ, bôi kem chống nắng thường xuyên.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, sử dụng thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng để tránh nạp phải lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm.
  • Ăn uống điều độ tránh béo phì.
  • Tập thể dục đều đặn thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư tại các cơ sở y tế uy tín một cách thường xuyên như khuyến cáo. Ngay khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám sớm.
  • Tiêm chủng đúng lịch và đủ mũi tiêm có thể giúp ngăn ngừa một số loại virus gây ung thư.

Tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao hợp lý.Tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xây dựng các gói tầm soát ung thư với đa dạng danh mục đặc biệt là chi phí hợp lý giúp quý khách hàng phát hiện sớm ung thư ngay từ khi bệnh chưa có dấu hiệu đặc trưng. Với việc trang bị máy móc hiện đại, bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, quy trình thực hiện nhanh chóng, dịch vụ đẳng cấp 5 sao sẽ là địa chỉ tầm soát tin chọn cho bạn.

Vui lòng liên hệ số hotline 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại bệnh viện đa khoa Phương Đông về tầm soát ung thư.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

610

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám