Điều trị bại não bằng tế bào gốc: Đối tượng, quy trình và tỷ lệ thành công

Phương Loan

14-03-2024

goole news
16

Điều trị bại não bằng tế bào gốc hiện là liệu pháp y học tái tạo được quan tâm, các nghiên cứu lâm sàng bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan. Trong bài viết này, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về đối tượng, quy trình, chi phí và tỷ lệ thành công khi cấy ghép tế bào gốc.

Tìm hiểu về tế bào gốc và bệnh bại não

Tế bào gốc và bệnh bại não tưởng chừng không có sự liên quan đến nhau, nhưng với công nghệ và kỹ thuật của y học hiện đại, người mắc bệnh bại não có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp tế bào gốc.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là những tế bào có thể tự làm mới, tăng sinh, biệt hóa và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Một số bộ phận chứa lượng tế bào gốc lớn như tủy xương, mô dây rốn, máu dây rốn, máu ngoại vi, mô mỡ,...

Tế bào gốc là gì?

(Tế bào gốc là gì?)

Trước đây, tế bào gốc từ tủy xương được ứng dụng điều trị rộng rãi và sớm nhất. Tuy nhiên, xu thế hiện nay dần nghiêng về tế bào gốc từ máu dây rốn và mô dây rốn, vì chúng có ưu điểm tinh khiết vượt trội, quy trình lấy dễ dàng.

Bệnh bại não là gì?

Bại não là một nhóm bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, duy trì thăng bằng và tư thế của một người. Thường khởi phát do sinh non, nhiễm trùng tử cung, thiếu dinh dưỡng trong quá trình phát triển, thiếu oxy khi sinh hoặc sai lệch về di truyền,...

Bệnh bại não là gì?

(Bệnh bại não là gì?)

Triệu chứng bệnh bại não ở mỗi người là khác nhau, ví dụ như tay chân co cứng, không thể hoặc rất khó vận động, rối loạn bàng quang và ruột, loạn thị, thị lực kém, khiếm thính, nói chuyện lắp bắp, hô hấp không ổn định, co giật, mất kiểm soát hành vi,...

Điều trị bại não bằng tế bào gốc là gì?

Điều trị bại não bằng tế bào gốc là phương pháp cấy ghép tế bào gốc vào cơ thể người bệnh bại não, với mục đích chữa lành các tổn thương ở một hoặc nhiều vùng não bộ. Bằng kỹ thuật này, bệnh nhân có thể hồi phục chức năng bị khuyết tật.

Điều trị bại não bằng tế bào gốc giúp chữa lành các tổn thương ở não bộ

(Điều trị bại não bằng tế bào gốc giúp chữa lành các tổn thương ở não bộ)

Trước đây, người bệnh bại não chỉ có thể cải thiện chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu, nhưng kết quả không khả quan. Nghiên cứu điều trị bại não bằng tế bào gốc bước đầu đạt hiệu quả cao, cải thiện đáng kể chức năng vận động, giác quan, tinh thần, hành vi và khả năng ứng xử.

Ai có thể cấy ghép tế bào gốc chữa bại não?

Để thực hiện ghép tế bào gốc, bệnh nhân bại não cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bại não.
  • Người mắc bại não nặng từ mức II đến mức V theo phân loại của GMFCS.
  • Sọ não bệnh nhân bị tổn thương phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
  • Người bệnh không mắc các bệnh thần kinh tiến triển, bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể, gen, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, dị ứng thuốc gây mê, dị ứng thuốc kháng sinh.
  • Đủ điều kiện sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Gia đình nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, nhận đánh giá và tư vấn dịch vụ điều trị bại não bằng tế bào gốc.

Quy trình điều trị bại não bằng tế bào gốc

Bại não vốn được coi là bệnh lý mạn tính, não bị tổn thương khiến cơ thể không kiểm soát được các vận động cũng như tư thế. Hiện nay, các nghiên cứu điều trị bại não bằng tế bào gốc hứa hẹn cải thiện đáng kể các chức năng bị khiếm khuyết.

Khai thác tiền sử bệnh

Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh của mẹ trong thời kỳ mang thai, diễn biến cũng như tình trạng của trẻ sau khi sinh. Chủ yếu xoay quanh các vấn đề về cân nặng, sức khỏe, biến cố bất thường,...

Khám lâm sàng

Với bước khám lâm sàng, trẻ sẽ được kiểm tra về:

  • Cân nặng, chiều cao.
  • Tình trạng tinh thần.
  • Cơ xương khớp: trương lực cơ, cơ lực, phản xạ gân xương,...
  • Thần kinh.
  • Tim, phổi.
  • Đánh giá chức năng và phân loại mức vận động thô theo thang GMFM và GMFCS.
  • Đánh giá chức năng vận động tinh theo thang FMS.
  • Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức.
  • Sử dụng thang Ashworth cải tiến để đánh giá trương lực cơ.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi được kiểm tra và chẩn đoán lâm sàng, trẻ tiếp tục được chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Chụp MRI sọ não để đánh giá các tổn thương như teo nhu mô não, nhuyễn não quanh não thất,... nhằm tìm ra nguyên nhân gây bại não.
  • Điện não đồ đánh giá nguy cơ, tình trạng động kinh của người bệnh trước ghép.
  • Điện tâm đồ nhằm đánh giá chung tình trạng sức khỏe.
  • X-quang tim phổi kiểm tra tình trạng hô hấp trẻ, đảm bảo an toàn khi gây mê và ghép tế bào gốc.
  • Sinh hóa máu để kiểm tra chức năng gan, thận, đường huyết,...
  • Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, đông máu cơ bản, nhóm máu,
  • Xét nghiệm vi sinh để kiểm tra người bệnh mắc viêm gan B, HIV,...

Xét nghiệm cận lâm sàng trước phẫu thuật ghép tế bào gốc

(Xét nghiệm cận lâm sàng trước phẫu thuật ghép tế bào gốc)

Ngoài ra, tùy theo mục đích và tình hình người bệnh có thể thực hiện thêm các xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm di truyền,...

Kỹ thuật thực hiện

Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 thử nghiệm lâm sàng điều trị bại não bằng tế bào gốc, chủ yếu tại Mỹ. Nguồn tế bào gốc dùng trong cấy ghép phần lớn được thu thập từ tủy xương tự thân, tế bào gốc trung mô tự thân, máu dây rốn đồng loài, mô dây rốn đồng loài,...

Các nguồn tế bào gốc sau khi được phân tách, tăng sinh sẽ được kiểm tra lại chất lượng trước khi tiêm vào cơ thể người bệnh. Tủy xương hoặc tĩnh mạch là hai con đường cấy ghép tế bào gốc phổ biến, được sử dụng chủ yếu.

Công trình nghiên cứu điều trị bại não bằng tế bào gốc tuy còn khiêm tốn, nhưng triển vọng hồi phục được đánh giá cao. Dẫu vậy, gia đình vẫn cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề xung quanh hoặc đợi thêm các thử nghiệm lâm sàng chứng minh khả năng ứng dụng.

Tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc

Tỷ lệ thành công ghép tế bào gốc chữa bại não phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng cũng như thời gian mắc bệnh. Ước tính 43 - 78% người bệnh bại não điều trị bằng tế bào gốc có thể hồi phục chức năng vận động, ghi nhớ, tập trung hay phối hợp sinh hoạt.

Chăm sóc bệnh nhân sau cấy ghép tế bào gốc điều trị bại não

Cấy ghép tế bào gốc là một cuộc đại phẫu, điển hình người bệnh sẽ phải gây mê lấy tủy xương và truyền ghép tế bào gốc nên sức khỏe hậu phẫu rất yếu. Hơn hết, người bại não có sức đề kháng kém hơn người bình thường.

Chăm sóc bệnh nhân sau ghép tế bào gốc điều trị bại não

(Chăm sóc bệnh nhân sau ghép tế bào gốc điều trị bại não)

Sau đây là một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân bại não hậu cấy ghép tế bào gốc:

  • Kiêng tắm trong 1 - 2 ngày đầu sau phẫu thuật, tránh nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi, chỉ nên lau người bằng nước ấm.
  • Không gian nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ vừa đủ không nóng không lạnh, tránh nằm trực tiếp dưới quạt gió hoặc điều hòa.
  • Không di chuyển người bệnh đi xa.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế hoặc bằng xúc giác thông thường, phòng tránh trẻ bị sốt quá cao.
  • Theo dõi nhịp thở của trẻ có ổn định không, tình trạng ho, thở khò khè, rút lõm ngực.

Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như kích thích, quấy khóc nhiều, ngủ kém, động kinh cần liên hệ, trao đổi ngay với bác sĩ.

Ưu điểm điều trị bại não bằng tế bào gốc

Tế bào gốc có ưu điểm vượt trội về khả năng tái tạo, nên điều trị bại não bằng phương pháp này không có tính cưỡng bức. Cơ thể người bệnh khi được cấy ghép tế bào gốc có thể tự sửa chữa, khôi phục hoặc thay thế tế bào não bị tổn thương, từng bước khắc phục khiếm khuyết.

Nếu người bệnh sử dụng tế bào gốc tự thân hoặc tế bào gốc đồng loài từ người thân, thì ít gây ra tình trạng thải ghép. Việc này làm giảm những bất lợi cho người bệnh, hạn chế sự đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Biến chứng ghép tế bào gốc điều trị bại não

Điều trị bại não bằng tế bào gốc được giới y học, người bệnh và gia đình người bệnh kỳ vọng cao vì đây là phương pháp an toàn, hứa hẹn nhất hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội hồi phục thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não, viêm não.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Suy hô hấp.
  • Rối loạn nhịp tim và huyết áp.

Biến chứng có thể gặp phải khi ghép tế bào gốc điều trị não

(Biến chứng có thể gặp phải khi ghép tế bào gốc điều trị não)

Vì ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tế bào gốc mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu, chưa được đưa vào điều trị lâm sàng nên gia đình cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện.

Chi phí điều trị bại não bằng tế bào gốc

Chi phí cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não tương đối cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau như cơ sở y tế, nguồn tế bào gốc, tình trạng bệnh,... Ví dụ như:

  • Ghép tế bào gốc tự thân khoảng 100 - 200 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc đồng loài từ người thân phù hợp HLA khoảng 400 - 600 triệu đồng.

Bởi vậy các thử nghiệm lâm sàng thường cần hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, rất khó có thể tự chi trả toàn bộ chi phí. Đặc biệt với ca bệnh khó như bại não, vốn là căn bệnh mạn tính khởi phát tại não bộ - cơ quan kiểm soát mọi hoạt động cơ thể.

Kết lại, điều trị bại não bằng tế bào gốc là phương pháp cấy ghép an toàn, có triển vọng hồi phục chức năng cao nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc về liệu pháp này, khách hàng vui lòng liên hệ về hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám nhận tư vấn chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

251

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám